KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ GỖ HƯƠNG ĐÁ

KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ GỖ HƯƠNG ĐÁ. Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Nam Phi, Ấn Độ… Ở Việt Nam cây gỗ hương đá phát triển nhiều ở những vùng đất đỏ Bazan như Daklak, Gia Lai, Kontum…

Kiến thức cơ bản về gỗ hương đá

  • Gỗ hương đá thuộc dòng gỗ hương được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gỗ tại Việt Nam. Có đường kính trung bình từ 100 – 150cm, thích hợp để chế tác những đồ nội thất có giá trị và chất lượng cao.
  • Gỗ hương đá được chia thành 3 loại chính dựa trên chất lượng của gỗ là hương Lào (loại I), hương Việt (loại II), hương Nam Phi (loại III).
  • Độ bền trong điều kiện tự nhiên: 50 – > 100 năm.
  • Ứng dụng của gỗ hương đá trong nội thất được đánh giá rất cao khi có thể chế tác rất nhiều loại đồ dùng từ đồ phòng thờ, bàn ăn, bàn ghế phòng khách, giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp, kệ bếp, tủ giày, vách ngăn, cửa…
  • Giá gỗ hương đá (gỗ thịt): 26 – 32.000.000vnđ/m3, nội thất (thành phẩm): 7 – 12.000.000/vnđ/m2.

Ưu điểm của gỗ hương đá

  • Tấm gỗ thẳng, lớp gỗ thịt dày, màu sắc bắt mắt, độ cứng tốt, khả năng chống mối mọt, chống ẩm mốc vượt trội. Tuy nhiên gỗ hương đá vẫn bị mối mọt tấn công nếu điều kiện môi trường không đảm bảo, quy trình chế tác gỗ không xử lý đạt chuẩn.
  • Lõi gỗ hương có màu nâu vàng, màu nâu hồng nhìn khá sang trọng, thớ gỗ mịn, nhiều đường vân liền mạch thích hợp để chế tác những loại nội thất có giá trị kinh tế cao.
  • Gỗ có mùi hương nhẹ, thân thiện với sức khỏe người dùng.
  • Gỗ hương đá có độ bền tốt, giữ màu lâu theo thời gian sử dụng, giữ giá lâu dài, dễ thanh lý.
    KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ GỖ HƯƠNG ĐÁ
    KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ GỖ HƯƠNG ĐÁ

Nhược điểm của gỗ hương đá

  • Mùi hương của gỗ Nam Phi có mùi đậm và nồng, có thể gây dị ứng cho người mẫn cảm.
  • Sản lượng gỗ ngày càng thu hẹp nên có mức giá rất cao.

So sánh gỗ hương đá & gỗ hương đỏ

Loại Gỗ hương đá Gỗ hương đỏ
Nhóm gỗ Nhóm I Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh, nền gỗ nhạt hơn gỗ hương đỏ.
Vân gỗ hương đá dạng xoắn, màu hồng sẫm hơn so với mặt gỗ.
Tom gỗ hương đá thô, kích thước tấm gỗ lớn.
Gỗ hương đỏ nặng hơn hương đá từ 20 – 30%.
Thớ gỗ đặc, tấm gỗ dày & nặng.
Tom gỗ nhỏ, mịn màng.
Gỗ không đều màu, có vết đen, nâu trên mặt gỗ
Vân gỗ chìm, ẩn sâu trong thớ gỗ.
Độ phổ biến Số lượng nhiều, giá thành rẻ. Sản lượng hạn chế, giá thành cao.

So sánh gỗ hương đá & gỗ gõ đỏ

Loại Gỗ hương đá Gỗ gõ đỏ
Nhóm gỗ Nhóm I Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh, nền gỗ nhạt hơn gỗ hương đỏ.
Vân gỗ hương đá dạng xoắn, màu hồng sẫm hơn so với mặt gỗ.
Tom gỗ hương đá thô, kích thước tấm gỗ lớn.
Gỗ gõ đỏ có màu đỏ nhạt đến đỏ đậm, vân gỗ từ nâu đậm đến đen. Vân gỗ đẹp, đường vân rõ rệt mang giá trị thẩm mỹ cao, thớ gỗ mịn, có mùi thơm.
Gỗ cứng chắc, trọng lượng nặng, cần chế tác kỹ lưỡng, tốn công
Có khả năng chống mối mọt hiệu quả, ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết và thời gian sử dụng
Độ phổ biến Số lượng nhiều, giá thành rẻ. Sản lượng nhiều, giá thành rẻ.

So sánh gỗ hương & gỗ hương đá

Loại Gỗ hương đá Gỗ hương
Nhóm gỗ Nhóm I Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh, nền gỗ nhạt hơn gỗ hương đỏ.
Vân gỗ hương đá dạng xoắn, màu hồng sẫm hơn so với mặt gỗ.
Tom gỗ hương đá thô, kích thước tấm gỗ lớn.
Gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng & nặng.
Gỗ có nhiều tinh dầu, có mùi hương đặc trưng.
Gỗ có nhiều đừng vân đẹp, có chiều sâu.
Vân gỗ đẹp sắc nét.
Độ phổ biến Số lượng nhiều, giá thành rẻ. Sản lượng hạn chế, giá thành cao.

Tìm hiểu thêm những cây gỗ thường dùng trong nội thất gỗ:

Gỗ sao Gỗ sa mu Gỗ bách xanh Gỗ sơn huyết Gỗ chiu liu Gỗ xá xị
Gỗ lũa Gỗ mít Laminate Acrylic Gỗ tràm Gỗ lát
Gỗ trầm hương Gỗ sưa Gỗ mun Gỗ pơ mu Gỗ gụ Gỗ trắc
Gỗ cà te Gỗ óc chó Gỗ thông Gỗ cao su Gỗ sồi Gỗ anh đào
Gỗ trai đỏ Gỗ xoan ta Gỗ xà cừ Gỗ sến Gỗ tần bì Gỗ ngọc am
Gỗ cẩm lai Gỗ bằng lăng Gỗ còng Gỗ nu Gỗ đinh hương Gỗ chò chỉ
Gỗ gõ đỏ Gỗ căm xe Gỗ xoan đào Gỗ lim Gỗ quỷnh Gỗ mun đuôi công
Bài viết liên quan
0989283268